Tại Bến Tre từ đầu năm đến ngày 18/10/2024 ghi
nhận 136 trường hợp sốt phát ban nghi Sởi /51 xã, Phường/ tất các huyện được
điều trị tại các bệnh viện và tử vong 1 ca (Ba Tri) trong đó có 73 ca dương
tính với Sởi. Có 2 ổ dịch Sởi (1 mái ấm Bình Đại và BV.NĐC). Tất cả các trường
hợp này đều chưa được tiêm ngừa Sởi, tiêm không đầy đủ hoặc chưa đủ tuổi tiêm.
Theo
ghi nhận của khoa Kiểm soát bệnh tật – Trung tâm Y tế huyện Giồng Trôm từ đầu
năm 2024 đến ngày 18/10/2024 toàn huyện ghi nhận 18 ca mắc bệnh sởi, trong đó
xã Lương Hoà có số ca mắc cao nhất.
Hiện
tại thời tiết tại huyện Giồng Trôm thay đổi đột ngột, nhiệt độ chênh lệch lớn tạo
điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh.
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trong thời điểm
này và dễ mắc bệnh ở trẻ em khi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi.
Sởi là một bệnh dễ
lây lan, nếu trong gia đình có một người bị bệnh thì có đến 90% những người
chưa có miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh. Người bệnh phát tán virus mạnh nhất
là vào giai đoạn xuất tiết thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, khi nói chuyện
hoặc khi tiếp xúc.
Thời
kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày kể từ khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh.
Trong giai đoạn này trẻ không biểu hiện triệu chứng gì của bệnh. Giai đoạn
phát bệnh đặc trưng bởi sốt mức độ nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết
mạc mắt. Những triệu chứng này hầu như luôn luôn xảy ra trước khi ban xuất
hiện. Kết mạc mắt có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng. Người bệnh thường
có ho khan. Đôi khi có những triệu chứng nặng nề như sốt cao, co giật hoặc
thậm chí viêm phổi. Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng
phát ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía
sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 đến 48
giờ. Ban sởi là những ban dạng dát sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như
nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ. Trong trường hợp nhẹ,
ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Trong trường hợp nặng, ban có xu hướng
hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng xuất huyết. Khi
ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. Sau đó
ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, trên da còn lại
những dấu màu sậm lốm đốm như vằn da báo.
Để
phòng tránh bệnh sởi, chúng ta cần áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Tiêm phòng: Tiêm Vaccine là biện pháp phòng bệnh
hiệu quả nhất. Trẻ đủ 9 tháng tuổi tiêm mũi đầu tiên và nhắc lại khi trẻ 18
tháng;
2. Vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay xà bông diệt
khuẩn, vệ sinh mắt, mũi họng hành ngày cho trẻ;
3. Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một
việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa virus, vi khuẩn lây qua đường hô hấp.
Nên sử dụng khẩu trang khi tới bệnh viện, khi ở gần nguồn lây nhiễm, hoặc nơi tụ
tập đông người;
4. Giữ ấm cơ thể: Ở những ngày giao mùa nóng lạnh thất
thường, cơ thể dễ bị cảm lạnh, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần giữ ấm
cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân. Thời điểm cần chú ý là ban đêm, lúc
đi ngũ và đi tắm;
5. Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng: Ăn nhiều hoa
quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các
nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước
ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại
trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một
số loại thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng như rau xanh hoặc các loại thực
phẩm như cá, thịt bò, tỏi cũng sẽ giúp cơ thể chống chọi với các nguy cơ gây bệnh
tốt hơn.
Công Hội