Bệnh ghẻ là bệnh truyền nhiễm, bệnh
ngoài da khá phổ biến, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là
Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ), có nơi còn gọi là con mạt ngứa (itch
mite), thường hay gặp vào mùa xuân – hè và có thể lây truyền qua tiếp xúc vật
lý kéo dài với người hay thú bị nhiễm bệnh. Đa số trường hợp lây truyền là
thông qua các hình thức tiếp xúc da với da, trong đó gồm cả quan hệ tình dục.
Ghẻ là bệnh không gây hậu quả nghiêm
trọng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa
trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bản thân người
bệnh và những người xung quanh, đặc biệt nó
sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.
Dấu hiệu bệnh ghẻ ở người thường thấy
nhất khi bị ghẻ là: ngứa, nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển
gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết
ra khi đào hang. Ngứa gãi gây nhiễm khuẩn....và có thể có sốt trong một số trường
hợp.
Người tiếp xúc lần đầu tiên với ký
sinh trùng ghẻ, trong vòng 2 tuần đầu
hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa, có thể do ghẻ mới xâm nhập nên chưa có sự phản
ứng lại nên chưa thấy ngứa, điều đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn
thương ghẻ thực sự mà hoàn toàn chưa thấy ngứa. Những người bị tái nhiễm ghẻ
thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.
Bệnh ghẻ ở người là 1 bệnh lây truyền
mang tính chất gia đình vì nếu một thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả
năng những người khác trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo.
Ghẻ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp
giữa da với da của người bị ghẻ. Trong một số trường hợp, một người có thể bị
ghẻ khi dùng chung quần áo, khăn tắm hoặc bộ đồ giường với người bị ghẻ.
Cách phòng ngừa bệnh ghẻ: Vệ sinh nhà
ở và vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.
•Tránh tiếp xúc trực tiếp giữa da với
da hoặc tiếp xúc với đồ dùng của những người bị ghẻ.
•Những người có nguy cơ (tiếp xúc gần
gũi) nên được chăm sóc y tế để điều trị phòng ngừa.
Công Hội