Nấm da là bệnh thường
gặp ở các nước nhiệt đới nóng ẩm, môi trường vệ sinh kém tạo điều kiện cho bệnh
phát triển và lây lan. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là xuất hiện những
đốm da tròn, đổi màu và rất ngứa. Khi bệnh không được điều trị đúng sẽ dễ dàng
bị bội nhiễm vi khuẩn, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều
đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống. Đặc biệt bệnh dễ tái phát, vì vậy
việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đủ thời gian sẽ có thể điều trị khỏi
hoàn toàn và không tái phát trở lại.
Con người bị nhiễm nấm từ các nguồn
sau: môi trường (đất, cây cối, không khí...), động vật (chó, mèo, ngựa...),
người bệnh sang người lành. Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh nấm da là pH 6.9 –
7.2 hơi kiềm, các vùng da kín, nếp gấp lớn kẽ hay ra mồ hôi, ẩm ướt, vệ sinh cá
nhân kém, mặc quần áo chật, lạm dụng xà phòng, mồ hôi ra nhiều, nhiệt độ nóng
ẩm 27 - 35 độ C, đề kháng giảm, rối loạn nội tiết, dùng thuốc ức chế miễn dịch,
dùng kháng sinh dài ngày....
Triệu chứng thường gặp là ngứa. Đôi khi có xuất hiện
tình trạng tróc vảy hoặc bong tróc ở da. Trên cơ thể, bệnh hắc lào bắt đầu dưới
dạng các mảng nổi nhẹ, có hình vòng hoặc bầu dục, có màu đỏ hoặc nâu, xuất hiện
ở da và gây ngứa. Vùng da này có thể xuất hiện thành từng mảng, bề mặt còn có
các vảy có cạnh sắc cứng hoặc các mụn nước nhỏ phồng rộp. Trong thời gian xuất
hiện mẩn đỏ và vảy da, bệnh có thể lây truyền cho những người khác. Việc cào
hoặc gãi ngứa có thể gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho
nhiễm trùng.
Các dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn bao gồm: Tăng đau
nhức, sưng, mẩn đỏ, hoại tử da, hoặc nóng rát; Các vết đỏ lan rộng từ khu vực
nhiễm bệnh; Tình trạng chảy mủ; Sốt 38°C hoặc cao hơn mà không rõ nguyên nhân; Phát
ban vẫn còn lan rộng sau khi điều trị.
Đường lây truyền bệnh Nấm da:
Tiếp xúc với người bị bệnh nấm da cũng có thể gây ra bệnh. Bệnh lây truyền qua
việc: Dùng chung đồ dùng với người bệnh khác; Tiếp xúc với vùng bị nhiễm nấm ở
người bệnh khác; Tiếp xúc với động vật nhiễm nấm; Tiếp xúc với vùng đất nhiễm
nấm.
Mặc dù không gây ra hậu quả
nghiêm trọng về sức khỏe nhưng các bệnh nấm da thường tồn tại dai dẳng, dễ tái
phát, gây khó khăn trong điều trị. Mặt khác, những lần mắc bệnh nấm da sau
thường sẽ nặng, kéo dài và khó dứt hơn so với lần trước đó. Vì vậy, khi gặp
phải tình trạng bất thường trên da, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ, đặc biệt là
bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các
kết quả đó, bác sĩ chỉ định điều trị đúng bệnh, đúng thuốc. Không nên tự mua
thuốc điều trị nấm vì có thể làm bệnh nặng thêm.
Công
Hội