CẢNH BÁO HỘI CHỨNG RỐI LOẠN TIC Ở TRẺ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Hội chứng Tic ở trẻ là một dạng rối loạn vận động hay phát âm kỳ lạ, không chủ đích,
xảy ra bất ngờ nhanh chóng và lặp đi lặp lại nhiều lần. Hội chứng Tic thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi.
Có khoảng 20% trẻ mắc phải hội chứng Tic ở độ tuổi đi học. Biểu hiện của hội chứng tic ở những người mắc bệnh khác nhau
thường không giống nhau, bệnh nhi
mắc phải hội chứng TIC với các biểu hiện như: nheo mắt, lẩm bẩm, lắc đầu, nhún
vai, hắng giọng, la hét, lặp lại một câu từ nhiều lần...
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng
TIC (Tic là một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra bất
ngờ nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần) hiện nay là do cha mẹ quá bận
việc để trẻ tiếp xúc nhiều với màn hình thiết bị điện tử, chơi game, lướt
TikTok... quá đà.
Bên cạnh những bất
thường não di truyền hoặc các chất dẫn truyền thần kinh và một số yếu tố sinh
học, việc tiếp xúc với thiết bị điện tử sớm và kéo dài cũng được cho là một trong
những yếu tố thuận lợi có thể gây ra hội chứng này.
Dựa theo biểu hiện của bệnh cũng như
tính phức tạp của tình trạng bệnh mà người ta chia hội chứng tic thành hai
loại:
+ Hội chứng tic đơn giản: Chỉ biểu hiện
một số hành vi đơn giản ở một số loại cơ bắp cụ thể như: Nháy mắt, lắc đầu hay
tặc lưỡi. Tic âm thanh đơn giản ở dạng các âm thanh như ho, khịt mũi…
+ Hội chứng tic phức tạp: Thường biểu
hiện những hành vi mất kiểm soát trong hành động. Cụ thể có các hành động như
nhảy nhót, vỗ ngực, cắn…Ngoài ra, một dạng của hội chứng ở dạng phức tạp thường
xuyên nhận thấy đó chính là tạo ra các âm thanh lạ, tục tĩu.
Hiện nay, quá trình
điều trị rối loạn TIC thường kéo dài, các bác sĩ thường can thiệp xoay quanh
các liệu pháp tâm lý - hành vi, kết hợp sử dụng thuốc. Phụ huynh nên chú ý phát
hiện sớm và điều chỉnh kịp thời.
Để hiệu quả điều trị được đảm bảo cần có
sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh. Các bậc cha mẹ phải có
những hiểu biết cần thiết và nắm được những lưu ý sau đây sẽ hỗ trợ phần nào
trong quá trình điều trị.
+ Rèn luyện cho con các thói quen khoa học: ăn đúng giờ,
ngủ đúng giấc, sử dụng nguồn thực phẩm có lợi cho sức khỏe…
+ Luôn tạo cho trẻ tinh thần thoải mái,
tránh việc nhắc đến tình trạng bệnh quá nhiều.
+ Thường xuyên trao đổi giao tiếp và
trấn an tinh thần của bé.
+ Bố mẹ có thể chủ động sử dụng biện
pháp giáo dục để điều trị tình trạng bệnh của con.
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ để phát
hiện sớm bệnh tic có ý nghĩa nhất định đối với việc điều trị. Các bác sĩ khuyến cáo bậc phụ huynh khi
thấy con mình có các biểu hiện thuộc các nhóm TIC trên cần sớm đưa trẻ đến bệnh
viện kiểm tra. Đặc biệt kiểm soát được thời gian sử dụng thiết bị điện tử ở
trẻ, hướng dẫn trẻ tập thể dục thể thao nhiều hơn, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế
tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
Tin: Công Hội.