image banner
Thông điệp “2K” : Khẩu trang - Khử khuẩn trong phòng chống bệnh đau mắt đỏ




Người thầy thuốc không khoác áo Blouse trắng

    Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 lại đến, đây là dịp để toàn xã hội vinh danh những người làm công tác y tế. Bên cạnh các y, bác sĩ thì những nhân viên điều dưỡng có lẽ là hình ảnhgần gũi và quen thuộc nhất khi đến với các cơ sở y tế. Công việc của điều dưỡng viên không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao mà còn cần có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và lòng yêu thương con người. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách như: áp lực công việc cao, môi trường làm việc căng thẳng, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao… Tuy nhiên, họ vẫn luôn giữ nụ cười trên môi và thái độ ân cần, chu đáo với bệnh nhân. Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thuỷ Tiên – Khoa hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Giồng Trôm là một hình ảnh đẹp như thế.

    Công tác tại Trung tâm y tế huyện Giồng Trôm từ năm 2011, sau khi luân chuyển qua nhiều khoa thì điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thuỷ Tiên gắn bó với Khoa Hồi sức cấp cứu từ năm 2013 đến nay. Sinh năm 1988 tại quê nhà xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, với lòng yêu nghề, yêu người, điều dưỡng viên Thuỷ Tiên vẫn chưa nghĩ tới hạnh phúc riêng tư mà vẫn mong muốn dành toàn bộ tình yêu của mình cho màu áo trắng.Gắn bó với ngành y – một công việc tuy nhiều vất vả nhưng cũng rất cao quý, gia đình ThuỷTiên gồm ba, mẹ, bà, cùng các anh chị em đều rất ủng hộ nghề của chị, tạo điều kiện về thời gian và sức khoẻ để chị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    Công việc của một điều dưỡng vốn đã rất vất vả, điều dưỡng khoa cấp cứu thì lại càng nhiều áp lực. Theo lời Điều dưỡng trưởng, Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Giồng Trôm - Đặng Thanh Sơn – thì mỗi ngày khoa tiếp nhận khoảng 15 trường hợp, đặc thù của khoa là đối tượng bệnh nhân và loại bệnh rất phức tạp, như: nhi, sản, ngoại, nhiễm, từ người già đến trẻ em, từ đau bệnh đến tai nạn,...Người bệnh đến đây đều là trường hợp khẩn cấp, nguy kịch, cần được theo dõi và điều trị tích cực. Nhiệm vụ của người điều dưỡng là phải phân bệnh ra rồi báo cho các khoa. Điều dưỡng viên Thuỷ Tiên cho biết: kinh nghiệm của mình khi tiếp xúc với bệnh nhân đầu tiên là phải nhanh, vì người bệnh đến khoa này đều là bệnh nặng, tâm lý người bệnh và người nhà cũng căng thẳng hơn bình thường. Mình phải đặt mình vào vị trí của họ, vì mình cũng từng là bệnh nhân, người nhà mình cũng từng là bệnh nhân, nên mình dùng sự thấu hiểu để trò chuyện, chia sẻ giúp họ vơi đi phần nào nỗi đau và sự lo lắng, từ đó có sự hợp tác, trình bày chính xác tình trạng cho nhân viên y tế được biết.

    Chị Bùi Thị Hậu, ấp Bình Lợi, xã Châu Bình chia sẻ: “Bé nhà tôi có bệnh đưa vô đây được các cô chăm sóc rất tận tình, hướng dẫn cho bé mau khoẻ, cũng cảm ơn các cô đã chăm sóc bé và các bà con ở đây, tôi rất hài lòng và cảm ơn các cô đã chăm sóc bé và hỏi han tận tình.”

    Theo chị Thuỷ Tiên, người điều dưỡng phải đóng vai trò cầu nối, vừa túc trực theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân vừa thực hiện các y lệnh của bác sĩ, kịp thờithông báo với bác sĩ những diễn biến của bệnh nhân.Điều dưỡng viên khoa cấp cứu phải quan tâm toàn diện đến người bệnh, không chỉ theo dõi sức khoẻ mà còn quan tâm đến tinh thần người bệnh, hướng dẫn di chuyển, trang phục, ăn uống, hỗ trợ các sinh hoạt cá nhân, hướng dẫn người bệnh và thân nhân thực hiện các nội quy của bệnh viện.

    Chị Nguyễn Thị Thuỷ Tiên chia sẻ: “Sau hơn 10 năm công tác tại khoa hồi sức cấp cứu, tôi được giao nhiệm vụ là điều dưỡng viên chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, không những mình phải có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc mà mình còn phải làm nhịp cầu nối, giúp bệnh nhân phát hiện các bất thường để kịp thời báo cho bác sĩ để giải quyết các vấn đề của bệnh nhân một cách nhanh và chính xác nhất. Sau 10 năm công tác thì bản thân tôi cảm thấy rất yêu nghề vì mình giúp được nhiều người hết bệnh trở về với gia đình.”

    Kể về một kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình trong quá trình công tác, chị Thuỷ Tiên chia sẻ về khoảng thời gian diễn ra dịch Covid-19, đặc thù khoa Hồi sức cấp cứu là nơi đầu tiên tiếp nhận bệnh, có lúc toàn bộ nhân viên tua trực đều bị dương tính. Xuyên suốt đợt dịch các anh, chị em của khoa vừa phải gồng mình chống chọi với tình trạng bệnh của bản thân, cùng tự chăm sóc lẫn nhautừ phần ăn, thuốc uống, vừa chiến đấu với dịch bệnh, hoàn thành trách nhiệm với người dân.

    Với chuyên môn vững vàng, bản lĩnh và sự tận tuỵ với công việc, chị Thủy Tiên luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Không chỉ hết lòng với chăm sóc bệnh nhân, điều dưỡng viên Thuỷ Tiên còn tận tình quan tâm thăm hỏi hoàn cảnh của bệnh nhân. Đối những trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, chị chủ động liên hệ với Tổ công tác xã hội - Phòng điều dưỡng, Trung tâm Y tế để yêu cầu trợ giúp. Ngoài ra, chị Thuỷ Tiên còn phụ trách quản lý tủ thuốc của khoa, nhập - xuất thuốc của tủ trực, một công việc đòi hỏi sự tập trung, tỉ mỉ cao.

Chị Nguyễn Thị Thuỷ Tiên cho biết thêm: “Hướng tới thì mình hy vọng thì sẽ tiếp tục giữ nhiệt huyết với nghề để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời bồi dưỡng kiến thức chuyên môn để giúp cho bệnh nhân được tiếp xúc với dịch vụ y tế tốt hơn. Bản thân cảm thấy mình phải vui vẻ, hạnh phúc thì khi đó mình sẽ truyền sự vui vẻ, hạnh phúc đó cho bệnh nhân để mọi người sớm khoẻ mạnh, trở về với gia đình.”

    Tuy không có nhiều thành tích như các đồng nghiệp khác nhưng mỗi ngày được nhìn thấy các bệnh nhân hồi phục sức khỏe, vui tươi, đó là niềm hạnh phúc, là những giấy khen giá trị nhất dành cho chị nhân viên y tế say nghề, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc của Khoa Hồi sức Cấp cứu.

    Ông Đặng Thanh Sơn – Điều dưỡng trưởng, Khoa Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Giồng Trôm cho biết: “Khoa Hồi sức cấp cứu có 12 nhân viên, trong đó có 2 bác sĩ, 9 điều dưỡng, 1 hộ lý. Đặc thù công việc của khoa Hồi sức cấp cứu là mình phải nhanh nhẹn, nhận định bệnh, xử lý tình huống kịp thời. Điều dưỡng Nguyễn Thị Thuỷ Tiên là một trong những điều dưỡng giỏi tại khoa cấp cứu. Tiên có tinh thần đoàn kết với các bạn đồng nghiệp rất cao và có tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ. Trong công tác chuyên môn thì Tiên rất tích cực theo dõi bệnh, báo cáo kịp thời cho bác sĩ.”

    Là một tấm gương sáng về lòng yêu nghề, cùng với các đồng nghiệp của mình, chị Nguyễn Thị Thuỷ Tiên đã chứng minh, bằng sự tận tâm và trách nhiệm, người điều dưỡng có thể là chỗ dựa đáng tin cậy cho những bệnh nhân đang trong cơn nguy kịch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao cả của người "thầy thuốc không khoác áo blouse trắng"./.

                                                                                              Kim Phụng

              Chú thích ảnh: Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thuỷ Tiên chăm sóc bệnh nhân

Lịch công tác
Calendar
Title and navigation
Title and navigation
<<<Tháng Mười Hai 2024><<
Tháng Mười Hai 2024
 HBTNSBC
482526272829301
492345678
509101112131415
5116171819202122
5223242526272829
53303112345
Thống kê truy cập
  • Đang online: 36
  • Hôm nay: 94
  • Trong tuần: 961
  • Tất cả: 194813
Đăng nhập
© Copyright 2021 - Trung tâm Y tế huyện Giồng Trôm |  Quản trị
Địa chỉ: Ấp 6, thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Email: trungtamytegiongtrom@gmail.com
Số điện thoại liên lạc (phòng Hành chính): (02.753) 861.048
Thiết kế bởi VNPT Bến Tre